Bạn đang tìm Tác dụng của sữa chua: Ăn sữa chua mỗi ngày có tốt không? hãy để 123docx gợi ý cho bạn qua bài viết Tác dụng của sữa chua: Ăn sữa chua mỗi ngày có tốt không? [mới nhất 2023] nhé.
Thời điểm nào ăn sữa chua tốt nhất cho sức khỏe?
Ngày 19 tháng 08 năm 2022 Khám bệnh : BSCKI.Dương Ngọc Vân
Sữa chua không chỉ là món ăn ngon được nhiều người yêu thích mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Điều đáng nói là nếu bạn biết ăn sữa chua đúng thời điểm. Quyền lợi sẽ được đề cao ở mức cao nhất. Vậy ăn sữa chua vào thời điểm nào là tốt nhất?
23 Tháng Bảy 2022 | Bà bầu ăn sữa chua được không và ăn như thế nào? 24/04/2022 |Hỏi: Người bị đau dạ dày có nên ăn sữa chua hay không? 1. Lợi ích tốt cho sức khỏe của sữa chua
Sữa chua được tạo ra bởi sự kết hợp giữa lợi khuẩn Streptococcus thermophilus, Lactobacillus bulgaricus và sữa, được ủ trong điều kiện nhiệt độ ẩm khoảng vài giờ. Trong khoảng thời gian này, lợi khuẩn sẽ chuyển đổi đường lactose trong sữa thành axit lactic để sữa trở nên đặc hơn và có vị chua, thơm ngon đặc biệt.
Sữa chua có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, điển hình như:
1.1. Cung cấp nguồn dưỡng chất quan trọng cho cơ thể
Các loại sữa chua đều chứa một loại khoáng chất cần thiết cho sức khỏe của hệ xương và răng miệng là canxi. Trung bình 1 cốc sữa chua có thể cung cấp 49% nhu cầu canxi của cơ thể mỗi ngày.
Sữa chua chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho cơ thể
Ngoài ra sữa chua còn có chứa nhiều vitamin nhóm B, nhất là riboflavin và vitamin B12 giúp cơ thể chống lại các dị tật bẩm sinh ống thần kinh và bệnh tim mạch. Trong một cốc sữa chua cũng có cung cấp tới 12% nhu cầu magie, 38% nhu cầu phốt pho và 18% nhu cầu kali hàng ngày của cơ thể. Tất cả các loại khoáng chất này đều rất cần với một số quá trình sinh học của cơ thể.
1.2. Nguồn protein dồi dào
Trong 200g sữa chua có khoảng 12g protein – chất có vai trò hỗ trợ quá trình trao đổi chất thông qua việc tăng mức tiêu hao năng lượng của cơ thể và lượng calo mà cơ thể đốt cháy trong ngày. Việc nạp đủ protein cho cơ thể sẽ giúp làm tăng sản xuất hormone báo hiệu cảm giác no nhờ đó mà điều chỉnh cảm giác thèm ăn, rất tốt cho việc kiểm soát cân nặng.
1.3. Tốt với hệ tiêu hóa
Trong một số loại sữa chua có chứa men vi sinh hoặc vi khuẩn sống là một phần của quá trình nuôi cấy ban đầu hoặc đã được thêm vào sau thanh trùng giúp mang lại nhiều lợi ích với hệ tiêu hóa. Đã có nghiên cứu cho thấy bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích nếu uống hoặc ăn sữa chua lên men chứa Bifidobacteria sau 3 tuần sẽ cải thiện đáng kể tần suất đi ngoài và triệu chứng đầy hơi.
Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa
Mặt khác cũng có nghiên cứu chỉ ra rằng sữa chua chứa Bifidobacteria giúp cải thiện những vấn đề sức khỏe ở phụ nữ mắc chứng không tiêu hóa được hoặc triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, men vi sinh trong sữa chua còn có thể giúp cơ thể chống lại bệnh tiêu chảy do kháng sinh và chứng táo bón.
1.4. Cải thiện hệ miễn dịch
Ăn sữa chua thường xuyên, nhất là sữa chua có chứa probiotics có thể cải thiện sức khỏe hệ miễn dịch và giảm khả năng bị một số loại bệnh. Probiotics có trong sữa chua giúp giảm triệu chứng viêm do một số vấn đề về sức khỏe có liên quan đến rối loạn đường ruột hoặc virus.
Không những thế, kẽm, magie, selen cùng các loại khoáng chất vi lượng có trong sữa chua còn có vai trò tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Một số loại sữa chua có bổ sung vitamin D còn giúp hệ miễn dịch được cải thiện tốt hơn vì loại vitamin này có khả năng ngăn ngừa cảm cúm và cảm lạnh thông thường.
1.5. Tốt với hệ xương khớp
Protein, canxi, phốt pho, kali và đôi khi là vitamin D trong sữa chua rất tốt cho sức khỏe của hệ xương. Chúng không chỉ ngăn ngừa loãng xương mà còn giúp duy trì độ chắc khỏe và khối lượng cho xương.
2. Nên ăn sữa chua khi nào mới là tốt nhất cho sức khỏe?
2.1. Thời điểm tốt nhất để ăn sữa chua là khi nào?
Biết được nên ăn sữa chua khi nào sẽ giúp bạn nắm được thời điểm vàng để phát huy những công dụng nêu trên của loại thực phẩm này. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo thời điểm tốt nhất nên ăn sữa chua là:
Nếu bạn chưa biết nên ăn sữa chua khi nào thì bữa sáng và kết hợp cùng ngũ cốc hoặc hoa quả là một gợi ý không tồi
– Sau bữa ăn chính 1 giờ
Đây là khoảng thời gian lợi khuẩn có trong sữa chua dễ dàng vượt qua môi trường khắc nghiệt của dạ dày để tăng hiệu quả hỗ trợ cải thiện đường ruột. Không những thế, thời điểm này dịch vị dạ dày đã loãng, độ pH đã được cân bằng nên các lợi khuẩn có trong sữa chua cũng có được điều kiện tốt nhất để phát triển.
– Bữa sáng
Người đang thực hiện chế độ giảm cân, ăn kiêng,… có thể ăn sữa chua cùng với một số loại trái cây, hạt, ngũ cốc,… để có được một bữa sáng nhẹ nhàng mà vẫn đảm bảo tốt về vấn đề dinh dưỡng.
– Buổi xế chiều
Sở dĩ nói nên ăn sữa chua khi nào không thể bỏ qua bữa xế chiều là bởi đây là thời điểm cơ thể bắt đầu có những dấu hiệu mệt mỏi và cần được nạp thêm năng lượng. Nếu chọn sữa chua, bạn sẽ có được một bữa ăn nhẹ giàu dinh dưỡng mà lại ít calo nên không chỉ giữ được vóc dáng mong muốn mà còn rất tốt cho sức khỏe.
– Lúc luyện tập
Quá trình tập thể dục thể thao thường khiến cho cơ bắp bị căng, nếu ăn sữa chua sẽ giúp cơ thể được bổ sung canxi, carbohydrate, protein và lợi khuẩn cần thiết để phục hồi nhanh hơn. Đặc biệt, sau khi tập, năng lượng sẽ bị xuống thấp nên ăn sữa chua giúp bù vào mức năng lượng đã bị hao hụt này.
2.2. Khi chọn sữa chua cần lưu ý
Biết được thời điểm nên ăn sữa chua khi nào là cần thiết nhưng bạn cũng cần chú ý đến việc lựa chọn sữa chua phù hợp. Sở dĩ nói như vậy là bởi trong quá trình chế biến sữa chua, nhiều nhà sản xuất còn cho thêm các loại phụ gia khác vào như chất tạo béo, chất tạo ngọt, hương liệu tổng hợp,…
Loại sữa chua được xem là tốt nhất để lựa chọn bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày nên đảm bảo các yếu tố:
– Ít béo
Các loại sữa chua được làm từ sữa không béo hoặc ít béo được khuyến khích lựa chọn hơn cả bởi nó an toàn hơn với sức khỏe.
– Nguyên chất chứa hàm lượng protein mức độ vừa phải
Lượng protein có trong mỗi sản phẩm sữa chua không giống nhau. Tốt nhất nên chọn sữa chua nguyên chất vì nó có hàm lượng protein vừa phải thay vì loại sữa chua được bổ sung whey hoặc protein từ đậu nành.
– Nên ăn sữa chua không đường
Đại đa số sản phẩm sữa chua đã qua chế biến có chứa chất tạo ngọt với hàm lượng fructose cao. Khi đi vào cơ thể, lượng đường này có thể gây nên sự dư thừa so với nhu cầu của cơ thể. Vì thế nên ăn sữa chua ít béo và không đường sẽ tốt hơn.
Nói tóm lại, sữa chua là loại thực phẩm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng rất tốt với hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe nói chung. Tuy nhiên, để phát huy tối đa công dụng ấy thì biết nên ăn sữa chua khi nào cũng là điều không nên bỏ qua.
Đăng ký khám, tư vấn
ĐĂNG KÝ
Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC
Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.
การกินโยเกิร์ตมีประโยชน์อย่างไร? ใช้โยเกิร์ตอย่างไรให้ถูกวิธี?
Ngày 14/02/2023 Tham vấn y khoa : BSCKI. Dương Ngọc Vân
Sữa chua có hương vị thơm ngon, bổ dưỡng không chỉ được yêu thích bởi trẻ nhỏ mà cả người lớn cũng rất ưa chuộng loại thực phẩm này. Nó là kết quả của sự kết hợp giữa các lợi khuẩn, cụ thể là Streptococcus thermophilus và Lactobacillus bulgaricus. Vậy ăn sữa chua có tác dụng gì mà các chuyên gia y tế đều khuyến cáo mọi người nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày?
19/08/2022 | Nên ăn sữa chua khi nào mới là tốt nhất cho sức khỏe? 23/07/2022 | Mẹ bầu ăn sữa chua được không và ăn thế nào mới tốt? 24/04/2022 | Lời giải cho băn khoăn: người bị đau dạ dày có nên ăn sữa chua hay không? 1. Bạn biết gì về sữa chua?
Sữa chua còn có tên gọi khác là yaourt, là một loại thực phẩm được làm từ bơ sữa, trải qua quá trình lên men tạo ra các lợi khuẩn ở một mức nhiệt độ nhất định.
Nơi sáng tạo ra món ăn này là Bulgaria – xứ sở của hoa hồng nằm ở phía đông nam châu Âu. Chính xác hơn là nó được tạo ra một cách ngẫu nhiên từ thời xa xưa (khoảng 4000 năm về trước), thời điểm các bộ tộc du mục vẫn còn rong ruổi khám phá vùng đất này. Khi đó họ thường có thói quen dùng loại túi làm từ da động vật để đựng sữa. Nhiệt độ thích hợp trong túi đã tạo ra môi trường thuận lợi để các loại vi khuẩn sinh sôi, lên men và tạo ra sữa chua.
Cũng có tài liệu cho rằng sữa chua có nguồn gốc từ khu vực Trung Đông và Trung Á, với lối sáng tạo giống nhau về cách thức, chỉ khác nhau về địa điểm tạo ra.
Sữa chua được xem như là đặc sản của đất nước Bulgaria
Thực chất sữa chua chính là sữa bò tươi được lên men bằng 2 loại lợi khuẩn đó là Streptococcus thermophilus và Lactobacillus bulgaricus. Đường lactose trong sữa chua sẽ chuyển hóa thành đường glucose, tiếp theo là thành axit piruvic và cuối cùng là axit lactic.
Sữa chua chứa rất nhiều protein (bao gồm các loại axit amin thiết yếu trong đó có Lysin), ngoài ra còn lipid, glucid, đạm, đường, chất béo vitamin (nhóm A, B, C, D, E, K), sắt, canxi, phốt phi, magie, kẽm,… Bên cạnh giá trị dinh dưỡng cao, sữa chua còn hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh về đường ruột.
Trung bình 100gr sữa chua sẽ cung cấp khoảng 100kcal, tương đương với 2 quả chuối hoặc nửa bát cơm trắng.
2. Ăn sữa chua có tác dụng gì?
Thường xuyên ăn sữa chua sẽ giúp cơ thể của bạn trở nên khỏe mạnh, nhờ công dụng thúc đẩy sự trao đổi chất, nâng cao chất lượng giấc ngủ và tăng cảm giác ngon miệng khi ăn. Dưới đây là những công dụng tuyệt vời của sữa chua có thể bạn chưa biết:
2.1. Tốt cho hệ tiêu hóa
Sữa chua chứa một hàm lượng lớn các lợi khuẩn giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Khi bạn bổ sung nhiều lợi khuẩn thì đồng nghĩa với việc hệ vi sinh trong đường ruột sẽ được cân bằng và ổn định. Điều này thực sự có lợi nhất là sau khi bạn trải qua một đợt dùng kháng sinh.
Trong trường hợp người bệnh gặp phải tình trạng đau dạ dày và thường xuyên điều trị bằng các loại thuốc kháng axit (như Maalox, Gastropulgite,…) sẽ làm gia tăng số lượng các vi khuẩn sinh hơi, từ đó gây xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, ậm ạch. Ăn sữa chua sẽ giúp cải thiện tình trạng này, xua tan các triệu chứng khó chịu do hiện tượng đầy hơi gây ra.
2.2. Củng cố hệ xương luôn chắc khỏe
Hàm lượng canxi trong món này khá cao, do vậy, nếu thường xuyên ăn , bạn sẽ tăng cường sức khỏe của xương và ngăn ngừa loãng xương. Điều này đặc biệt quan trọng với chị em phụ nữ, nhất là những chị em đang ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh bởi ở các giai đoạn này, do sự thay đổi hormone mà chị em cần nhiều canxi để tăng cường sức khỏe cho xương.
2.3. Duy trì mức cân nặng hợp lý
Cần lưu ý rằng sữa chua không phải là thực phẩm có tác dụng giảm cân, mà mục đích của việc ăn sữa chua là để bổ sung thêm canxi, đạm và các chất dinh dưỡng cần thiết, từ đó giảm nhu cầu năng lượng dư thừa nạp từ các loại thực phẩm khác. Ngoài ra, sự có mặt của các loại vi khuẩn có lợi sẽ giúp tăng cường trao đổi chất, hỗ trợ quá trình tiêu hóa giúp duy trì một vóc dáng cân đối.
Ăn sữa chua có tác dụng gì? Đó là giúp tăng cường sức mạnh cho cơ thể
2.4. Sữa chua và công dụng tăng sức đề kháng
Probiotic chứa trong sữa chua đã được chứng minh lâm sàng là có tác dụng giảm viêm, đặc biệt hữu ích trong việc đẩy lùi các bệnh lý về rối loạn đường ruột và nhiễm phải virus gây bệnh. Men vi sinh do sữa chua cung cấp khi được bổ sung vào cơ thể một cách thường xuyên sẽ giúp nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh.
2.5. Sữa chua giúp chúng ta đẹp hơn mỗi ngày
Nhờ hàm lượng vitamin dồi dào, sữa chua được ví như một loại “kem” dưỡng hoàn hảo cho làn da, giúp nuôi dưỡng các tế bào da từ sâu bên trong và loại bỏ lớp tế bào sừng già cỗi, bong tróc bên ngoài, đem lại một làn da trắng sáng, mịn màng tự nhiên.
Đặc biệt, loại thực phẩm này có có tác dụng hạn chế phản ứng oxy hóa, loại bỏ bụi bẩn tích tụ dưới lỗ chân lông và làm chậm quá trình lão hóa giúp duy trì sự trẻ trung, tươi tắn cho làn da.
3. Khi dùng sữa chua cần lưu ý những gì?
Lợi ích của sữa chua mang lại cho sức khỏe con người là điều không thể phủ nhận, tuy nhiên nếu lạm dụng loại thực phẩm này quá nhiều có thể dẫn tới những tác dụng phụ không mong muốn, Cụ thể đó là:
-
Cảm giác khó tiêu: sữa chua chứa nhiều đường lactose – đồng thời là một loại protein gây khó tiêu và những ai bị bất dung nạp lactose cũng không thích hợp để ăn loại thực phẩm này. Khi tiêu thụ quá nhiều sữa chua, bạn có thể sẽ bị đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy, chuột rút, buồn nôn,…;
-
Nguy cơ dị ứng: nếu bạn có cơ địa dị ứng với sữa và các chế phẩm từ sữa thì hãy bỏ qua sữa chua. Bởi vì thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp dị ứng sữa gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng như phát ban, khó thở, nôn mửa, nặng nhất là tử vong khi không được cấp cứu kịp thời;
-
Gây béo phì: tuy rằng những người muốn giảm cân thường lựa chọn sữa chua như một món ăn lành mạnh hoàn hảo, nhưng ăn sữa chua với số lượng lớn có thể gây ra tác dụng ngược lại là béo phù. Bởi vì lượng đường trong sữa chua sẽ làm gia tăng lượng đường trong máu và gây dư thừa năng lượng;
-
Khả năng tương tác với thuốc: canxi có trong sữa có thể làm giảm công dụng của một số loại thuốc, điển hình là các thuốc kháng sinh nhóm quinolon và tetracyclin,…
Mặc dù rất tốt cho sức khỏe nhưng hãy ăn sữa chua với liều lượng hợp lý bạn nhé
Hy vọng rằng thông qua những chia sẻ trên đây bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc: ăn sữa chua có tác dụng gì? Nhìn chung sữa chua có hương vị thơm ngon, dễ sử dụng, phù hợp cho mọi lứa tuổi nhưng trước khi dùng bạn cần ghi nhớ những lưu ý trên đây để đảm bảo an toàn và hiệu quả của loại thực phẩm này.
Đăng ký khám, tư vấn
ĐĂNG KÝ
Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC
Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.